Theo cảnh báo của các chuyên gia, cắt giảm tối đa lượng bơ, kem, pho mát và các đồ ăn chứa chất béo là nguyên nhân gây béo phì, chưa kể tới hàng loạt hệ lụy kinh khủng khác và họ đưa ra lời khuyên là ăn chất béo để giảm cân.
Chất béo là bạn, ăn chất béo không hề béo
Trong báo cáo mới nhất, Public Health Collaboration và National Obesity Forum đã gây sốc khi cáo buộc các cơ quan y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Anh đã câu kết với ngành công nghiệp thực phẩm, lừa dối người dân về những thông tin liên quan tới dinh dưỡng lành mạnh.
Các tác giả bản báo cáo này khẳng định, cội rễ của đại dịch béo phì nằm ở nỗi ám ảnh thời hiện đại mang tên “chế độ ăn ít béo”. Trong khi đó, đồ ăn vặt giữa các bữa chính đang làm con người ngày càng phát phì. Họ trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu chất béo và ít đường, tinh bột, chất xơ mới là lựa chọn đúng đắn. “Ăn các sản phẩm nguyên kem như pho mát, sữa và sữa chua thực sự có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Những thực phẩm tự nhiên nhất, giàu dinh dưỡng nhất hiện sẵn có – như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, hạt, quả, ô-liu, bơ – đều chứa chất béo bão hòa.
Chất béo là bạn của mọi người ? |
Những chi tiết gây sốc trong báo cáo:
- Bằng mọi giá, không nên sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn được gắn mác “ít béo”, “hàm lượng cholesterol thấp” hay “được chứng minh là có tác dụng giảm cholesterol.
- Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn chế độ dinh dưỡng giàu chất béo hơn là chỉ dựa trên đường, tinh bột và chất xơ (carbonhydrate).
- Không nên ăn đường và việc đo đếm lượng calo cũng nên được dừng lại.
- Ý tưởng về việc luyện tập thể dục thể thao có thể giúp bạn nhiều hơn so với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều chưa thật đúng.
- Thay vào đó, chế độ ăn ít đường, tinh bột và chất xơ tinh luyện nhưng giàu chất béo có lợi cho sức khỏe là “cách tiếp cận an toàn và hiệu quả trong việc phòng tránh thừa cân và hỗ trợgiảm cân”, đồng thời giảm thiểu nguy cơ các bệnh về tim.
- Các tác giả bản báo cáo kêu gọi sự trở lại của những “thực phẩm toàn phần” như thịt cá, sữa cũng như những thực phẩm tốt cho sức khỏe bao như bơ và nhấn mạnh rằng: “ăn đồ có chất béo không làm bạn béo lên”.
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm từ sữa nguyên kem như pho mát, sữa và sữa chua thực sự có thể giảm nguy cơ béo phì.
- Chất béo bão hòa không gây bệnh tim và thực phẩm từ sữa nguyên kem thực sự có thể giúp bảo vệ tim.
Bản báo cáo cũng nhấn mạnh: Những thực phẩm tự nhiên và giàu dinh dưỡng nhất sẵn có như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, hạt, quả, oliu, bơ – tất cả đều chứa chất béo bão hòa.
Xem thêm: Những loại chất béo giúp bạn giảm cân hiệu quả
Giáo sư David Haslam, Chủ tịch National Obesity Forum, cho biết: “Là bác sĩ, ngày nào cũng điều trị cho bệnh nhân, tôi nhanh chóng nhận ra những hướng dẫn về chế độ ăn ít chất béo, giàu đường, tinh bột và chất xơ được xem là phương thuốc có thể áp dụng toàn cầu thực ra là hoàn toàn sai lầm”.
Đồng tác giả báo cáo, Aseem Malhotra, là thành viên sáng lập Public Health Collaboration – một tổ chức từ thiện bao gồm chuyên gia dinh dưỡng, nhà khoa học và bác sĩ nói chung, khẳng định, quảng bá cho thực phẩm ít béo “có thể là sai lầm lớn nhất trong lịch sử y khoa hiện đại và đã để lại những hậu quả khủng khiếp cho sức khỏe cộng đồng. Đáng buồn thay, lời khuyên vô dụng này vẫn tiếp tục được truyền bá. Ăn chất béo để trở nên thon thả. Đừng sợ chất béo. Chất béo là bạn. Bây giờ thực sự là lúc phải đưa chất béo trở lại thực đơn đúng nghĩa của chúng ta”.
Các chuyên gia dinh dưỡng phản đối kịch liệt
Tuy nhiên, kết luận của báo cáo trên đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ giới chuyên gia. Nhiều người cho rằng, các tác giả bản báo cáo chỉ trích dẫn những bằng chứng có lợi cho quan điểm của họ mà thôi. Bác sĩ Alison Tedstone, trưởng nhóm chuyên gia dinh dưỡng tại Public Health England, cho biết: “Kêu gọi mọi người ăn nhiều chất béo hơn, giảm lượng đường, tinh bột, chất xơ và phớt lờ hàm lượng calo là vô trách nhiệm. Các chuyên gia độc lập của chúng tôi đã xem xét mọi bằng chứng hiện có – thường là hàng ngàn nghiên cứu khoa học – rồi tiến hành các tư vấn toàn diện để đảm bảo không xảy ra hiểu nhầm nào. Các tổ chức sức khỏe thế giới cũng đồng ý rằng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ bệnh tim và béo phì có nguyên nhân từ việc liên tục tiêu thụ quá nhiều calo trong thời gian dài”.
Tom Sanders, giảng viên đại học King’s College London, bày tỏ: “Khẳng định ăn chất béo không làm bạn béo là điều đáng ghê tởm. Nếu bạn ăn nhiều đồ béo, bạn sẽ tăng cân”.
Còn John Wass, cố vấn đặc biệt về béo phì cho Royal College of Physicians, chia sẻ: “Có bằng chứng rõ ràng cho thấy chất béo bão hòa làm tăng cholesterol. Điều cần thiết là một chế độ dinh dưỡng cân bằng, thường xuyên vận động và duy trì cân nặng bình thường. Chỉ trích dẫn một số nghiên cứu có lợi cho quan điểm của mình sẽ khiến dư luận nhầm lẫn”.
Chất béo có lợi cho sức khỏe
Một lượng nhỏ chất béo là phần thiết yếu của một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh. Chất béo là nguồn cung cấp axit béo quan trọng như omega-3 – quan trọng vì cơ thể không thể tự sản sinh ra được. Chất béo cũng giúp cơ thể hấp thu vitamin A, D và E.
Có nhiều loại chất béo khác nhau và một số thì tốt cho sức khỏe hơn một số khác. Để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, việc giảm lượng chất béo bão hòa – có thể thấy trong thịt và các sản phẩm từ sữa – và thay bằng chất chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa, chủ yếu có trong tinh dầu một số loài thực vật, có tác dụng giảm cholesterol.
Có 2 loại: Chất béo đơn không bão hòa (monounsaturated fat) – có trong dầu oliu, dầu hạt cải, bơ, một số loại hạt như hạnh nhân, quả hạch Brazil và lạc.
Chất béo đa không bão hòa (polyunsaturated fat) gồm 2 loại omega-3 – có trong dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu bắp, dầu hướng dương và một số loại hạt – và omega-6 – có trong dầu cá như cá thu, cá trích, cá hồi.
Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.
Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM