Dấu hiệu thiếu sắt là một trong những điều quan trọng nhất mà nhiều người thường xem thường và bỏ qua. Là một vận động viên chạy bộ, người tập thể hình bạn cần rất nhiều vitamin và khoáng chất để cơ thể hoạt động tốt nhất. Vì các khoáng chất này làm cho các tế bào máu mang oxy đến cơ bắp để cung cấp năng lượng, và nó cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình tập thể hình.
Dưới đây là 4 dấu hiệu thiếu sắt dễ nhận thấy nhất và cách để bạn có thể bổ sung kịp thời
Vai trò của sắt đối với người tập luyện thể thao?
Sắt đóng vai trò trong việc giúp bạn chuyển hóa carbs, nguồn nguyên liệu chính của cơ bắp trong các bài tập luyện cường độ cao, như bài tập HIIT. Nếu không có đủ chất sắt, người chạy bộ sẽ trở nên nhanh mệt mỏi hơn rất nhiều và khả năng phục hồi cũng chậm hơn.”
Tập luyện khi cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến viêm, kích hoạt sự giải phóng của phân tử có tên gọi là hepcidin từ gan (hepcidin ngăn chặn sự hấp thụ sắt).
Bạn có chắc là mình đã cung cấp đủ và không mắc dấu hiệu thiếu sắt không? Dưới đây là 4 dấu hiệu:
-
Luôn mệt mỏi
Bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn cảm thấy sự mệt mỏi bất thường, đó có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Mệt mỏi xảy ra do cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết để tạo ra protein được gọi là hemoglobin hay huyết sắc tố trong các tế bào màu đỏ, tế bào này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hemoglobin, lượng oxy cung cấp tới các mô và cơ quan ít đi, khi đó cơ thể sẽ mệt mỏi.
Điều này làm cản trở hiệu suất tập thể dục. Thiếu sắt làm tăng sự mệt mỏi cơ bắp và làm giảm sức chịu đựng, giảm khả năng hiếu khí của bạn. Đây là 2 điều rất cần thiết cho vận động viên
Xem thêm: 18 cách hồi phục cơ bắp sau tập gym hiệu quả
-
Da nhợt nhạt
Hãy nhìn vào gương, nếu thấy rằng da của bạn trông nhợt nhạt hơn bình thường, đây là một dấu hiệu khác khi bạn không cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn uống. Bạn càng có nhiều chất sắt, sắc da của bạn sẽ càng hồng hào khỏe mạnh.
Sắt cho hemoglobin (một protein trong các tế bào máu đỏ mang oxy), mà đỏ của nó tạo ra sắc hồng hào cho da. Khi màu đỏ giảm do thiếu sắt, da sẽ trở nên nhợt nhạt hơn.
Ngoài làn da bị nhợt nhạt, bạn cũng có thể nhận thấy sự nhợt nhạt ở nướu răng hoặc móng tay của bạn.
Xem thêm: Uống vitamin lúc nào trong ngày để mang lại hiệu quả cao nhất
-
Tứ chi lạnh
Ngón tay và ngón chân của bạn lạnh? Đây cũng là một dấu hiệu thiếu sắt dễ nhận biết. Nếu bạn không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ giảm oxy trong máu. Kết quả là, máu của bạn rút khỏi tứ chi và thay vào đó nó cung cấp máy đến các cơ quan quan trọng hơn như não, tim, gan, thận và phổi. Ít lưu lượng máy đến tứ chi sẽ khiến bạn cảm thấy lạnh hơn.
-
Nhịp tim bất thường
Người trung bình có nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút (bpm). Tuy nhiên, đối với vận động viên chạy bộ có nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn, thường rơi vào khoảng 40 đến 60 bpm.
Nhịp tim của bạn khi nghỉ ngơi đang là bao nhiêu? Lợi ích của biết được nhịp tim là:
- Giúp bạn biết được bạn có đang mắc bệnh, overtraining (luyện tập quá nhiều) hay căng thẳng
- Nó cũng có thể cho bạn biết mình có dấu hiệu thiếu sắt không
Khi thiếu sắt có nghĩa là oxy trong máu cũng thiếu, vì cơ thể nhận thấy rằng ít oxy trong máu nên nhịp tim của bạn tăng tốc để có thể bơm oxy đáp ứng nhu cầu cơ thể, trong trường hợp xấu có thể gây dẫn đến suy tim. Máu có nhiều oxy hơn, ít chất thải hơn và trái tim của bạn đập bình thường hơn nếu cung cấp đủ sắt.
-
Cơ bắp đau nhức
Nếu bạn cảm thấy đau nhức lâu hơn bình thường, đây là dấu hiệu thiếu sắt làm cơ bắp của bạn lâu hồi phục hoặc hồi phục không đúng cách dẫn đến tình trạng này.
Xem thêm: Bảng nhu cầu vitamin hàng ngày mà hầu hết mọi người không biết
Bạn có đang bị thiếu sắt không?
Sau khi đọc xong 4 dấu hiệu thiếu sắt trên, bạn có bất kỳ dấu hiệu nào không? Hãy đi hỏi thêm ý kiến của bác sĩ, bạn sẽ được đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt không? Cơ thể bạn không có đủ chất sắt sẽ tạo ra một tế bài máu đỏ gọi là hemoglobin
Cách thêm sắt trong chế độ ăn uống?
Thực phẩm như nghêu, thịt đỏ, hàu, trứng, cá hồi, đậu hũ, nho khô, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina và đậu đều là nguồn thực phẩm cung cấp sắt tốt. Hãy thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống thường xuyên của bạn.
Người trung bình cần khoảng 8 mg sắt mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cần 19mg mỗi ngày để bù đắp cho sự mất máu.
Cơ thể cũng sẽ rất khó khăn trong việc hấp thụ sắt. Sự hấp thụ sắt có thể bị ức chế bởi các hợp chất gọi phytates, thường được tìm thấy trong các loại đậu, gạo và ngũ cốc, Mẹo để hấp thụ sắt là kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với vitamin C. Nấu thức ăn có tính axit trong nồi bằng gang sẽ rất hữu ích.
Trên đây là 5 dấu hiệu thiếu sắt trầm trọng và cách cung cấp bổ sung kịp thời. Một điều cần lưu ý là với sắt, chỉ nên cung cấp đủ lượng mà cơ thể cần, nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn. Thừa sắt cũng có thể gây tổn thương cơ quan trong cơ thể và làm tăng nguy cơ tiểu đường, đau tim, ung thư. Vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm bổ sung sắt bạn nhé!
Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn - Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.
Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM