Bạn có từng bị đau bắp chân sau khi vận động hay chưa? Đúng như câu “việc gì quá cũng không tốt”, nếu bạn luyện tập quá sức thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng căng cơ, tổn thương mô và biểu hiện thường thấy là những cơn đau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn rõ một số thông tin về đau cơ bắp chân khi chơi thể thao.
1. Vì sao chơi thể thao dễ bị đau bắp chân
Đau cơ bắp chân khi chơi thể thao rất thường gặp ở những vận động viên chuyên nghiệp hay người thường xuyên tập thể dục. Điều này được giải thích bởi một số nguyên nhân thường gặp sau:
- Hội chứng chèn ép khoang do gắng sức mãn tính (CECS) có những triệu chứng sau đây: đau xuất hiện ở toàn bộ cẳng chân và đau càng tăng lên sau khi hoạt động quá sức trong thời gian dài. Tình trạng này thường xuất hiện ở cả hai chân, cảm giác đau căng hoặc như quặn xoắn các cơ lại. Khi nghỉ ngơi 10 – 20 phút thì cơn đau sẽ tạm thời hết. Khi vận động với cường độ tương tự như vậy sẽ xuất hiện cơn đau, khiến người mắc phải dừng vận động. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau này là do khoang cơ tăng áp suất dẫn đến đè ép tĩnh mạch và mao mạch bên trong, dẫn đến tình trạng cơ bị thiếu máu đến nuôi.
- Chuột rút được cho là kết quả thay đổi của hoạt động phản xạ thần kinh cột sống xuất hiện khi mỏi cơ (thời gian ngay sau khi chơi thể thao). Hiện tượng này cũng có thể xảy ra trong các bệnh lý như suy giáp, xơ gan, bệnh về cơ và thần kinh ngoại vi.
- Căng cơ bắp chân là một chấn thương của các cơ mặt sau của chân. Chấn thương thường gặp ở các vận động viên là những vết rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng phần lớn mô cơ vẫn còn nguyên vẹn. Một vài trường hợp căng cơ nghiêm trọng hơn có thể gây rách hoàn toàn mô cơ và mất chức năng của chân.
- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là kết quả của sự tắc hoặc hẹp động mạch đùi. Người mắc phải thường xuyên bị mỏi cơ, đau bắp chuối chân, chuột rút, tê bì. Các triệu chứng nặng hơn khi gắng sức và thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi khoảng 10 phút.
- Hội chứng tắc nghẽn động mạch chày sau (PAES) là một tình trạng trong đó cơ bắp chân to ra đè lên động mạch chính phía sau đầu gối (động mạch chày sau). Vì thế động mạch bị mắc kẹt, khiến máu khó lưu thông đến cẳng chân và bàn chân. Do đó những người chạy bộ, đi xe đạp và vận động viên có thói quen luyện tập cường độ cao để xây dựng cơ bắp nhanh chóng thì nguy cơ mắc phải tình trạng này rất cao. Hậu quả của việc trên là vận động viên bị đau bắp chân khi chạy bộ hoặc vận động.
- Một số nghiên cứu cho thấy thuốc cũng khiến tình trạng đau bắp chuối chân ở vận động viên trở nên tồi tệ hơn. Thuốc statin có thể gây đau cơ bắp chân ở khoảng 5 – 10% người sử dụng. Thuốc kháng sinh fluoroquinolon liên quan đến việc những người tham gia thể thao dễ mắc bệnh viêm gân.
2. Cách nhận biết và xử lý khi bị đau cơ bắp chân
Một số cách nhận biết đau bắp chuối chân cho người thường xuyên vận động:
- Chân lạnh sau khi tập thể dục.
- Ngứa ran hoặc bỏng rát ở bắp chân của bạn (dị cảm).
- Tê vùng bắp chân.
- Cảm giác nặng nề ở chân.
- Chuột rút cẳng chân vào ban đêm.
- Sưng ở vùng bắp chân.
- Thay đổi màu da xung quanh vị trí đau.
Người bị đau nhức bắp chân khi chơi thể thao sử dụng một vài phương pháp để giảm thiểu tình trạng đau của chính mình. Một vài phương pháp dưới đây có thể giúp giảm bớt được vấn đề này:
- Nghỉ ngơi là điều quan trọng cần thiết để cơ bắp có thể phục hồi nhanh chóng.
- Phương pháp chườm nhiệt để giảm đau. Ngâm chân vào nước ấm hoặc chườm túi lạnh sẽ giúp giảm cơn đau tức thì.
- Căng cơ và mát xa vùng bị tổn thương.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, meloxicam,… Một loại thuốc vừa giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm cơ bắp chân cũng phổ biến không kém, đó là Glucosamin. Trên thị trường thuốc này có 3 dạng chính nhưng dạng glucosamin sulfat tinh thể là phổ biến nhất.
3. Làm thế nào để hạn chế đau cơ bắp chân khi chơi thể thao?
Một vài phương pháp hạn chế đau cơ bắp chân khi chơi thể thao bao gồm:
- Tăng dần mức độ luyện tập thể thao một cách nhẹ nhàng là một trong những cách giúp hạn chế đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Cơ bắp có thời gian thích ứng với hoạt động mới sẽ giúp hạn chế chấn thương khi luyện tập.
- Điều quan trọng mà các huấn luyện viên hay nhắc đến là chú trọng vào phần khởi động trước khi luyện tập. Điều này giúp ngăn ngừa chuột rút và căng cơ bắp chân trong khi tập luyện.
- Điều quan trọng không kém phần khởi động của buổi tập là bạn phải giãn cơ sau luyện tập. Hoạt động này giúp cơ của bạn có thể hạ nhiệt một cách từ từ.
- Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện là việc làm có thể ngăn ngừa cơn chuột rút bắp chân.
- Bên cạnh đó vận động viên cần bổ sung một số chất điện giải có chứa kali, magie và canxi. Điều này cũng giúp giảm các cơn chuột rút xuất hiện.
Một vài thói quen tốt mà vận động viên nên cân nhắc:
-
- Ngừng hút thuốc.
- Hạn chế rượu và chất uống có chứa caffeine.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Dùng thuốc theo quy định.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Lời kết
Bên trên là những thông tin về đau cơ bắp chân khi chơi thể thao, hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới. Đôi chân của chúng ta là rất quan trọng, vậy nên hãy chăm sóc và bảo vệ thật kỹ nhé!
Xem thêm https://flexsa.com.vn/trat-khop-co-tay-do-chan-thuong/