Phil Heath là một VĐV Bodybuilding nổi tiếng thế giới với thành tích 7 lần vô địch Olympia liên tiếp. Vậy điều gì đã giúp ông thành công như vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Phil Heath được người hâm mộ Việt Nam thường gọi với cái tên là Bác Ba Phi (tại sao gọi thế thì chắc bạn cũng có thể nhận ra đúng không nào), ông là thần tượng của không ít bạn trẻ theo con đường thể hình chuyên nghiệp. Đi lên từ vô vàn khó khăn mà thậm chí không ai nghĩ rằng ông từng có quá khứ đen tối như thế cũng đủ để khiến chúng ta cảm phục tinh thần của ông rồi.
Phil Heath là ai ?
Phil Heath tên đầy đủ là Phillip Jerrod Heath, ông sinh ngày 18/12/1979 tại Mỹ và cao 175cm. Cân nặng trung bình khi thi đấu là 109kg và không thi là 125kg (Theo Wikipedia).
Ông tham gia vào thể hình từ năm 2002 và bắt đầu dành chiến thắng từ năm 2003 đến nay. Riêng giải Mr. Olympia thì chưa ai vượt qua được ông từ năm 2011.
Phil Heath đi lên từ việc học hỏi từ những thất bại
Với anh, mọi thứ bắt đầu thật dễ dàng, dù thất bại duy nhất một lần ở giải đấu thể hình nghiệp dư Mỹ (NPC – National Physique Committee), anh vẫn giành chiến thắng ở hạng cân của mình.
Anh trở nên chuyên nghiệp hơn trong cuộc thử sức cá nhân ở giải Mỹ 2005 và giành chiến thắng hai giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên 2006. Tuy vậy, thời điểm đó anh vẫn chỉ là “tay mơ”, dù là 1 gã “tay mơ” rất cừ. Với chiều cao 175cm thì anh có thể tham gia giải 96kg nếu có.
Về đường nét thể hình thì anh đều có đủ, tuy nhiên anh lại trong hơi nhỏ người, điều đó bắt đầu được bàn tán ở giải Arnold Classic 2007 – “Trên giải đấu lớn như vậy, người đàn ông 27 tuổi này trong có vẻ không đủ điều kiện để tham gia” – Đó là một câu nói được nhắc đến khi ông chỉ ra về với hạng 5 chung cuộc. Sau đó nhiều người tự hỏi rằng anh có phải đã cố hết sức chưa ? Có đủ tốt chất cho giải Arnold chưa ? Tốt nhất là đừng tham gia Olympia làm gì!
Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm sau đó, Phil Heath đã khiến cho tất cả những người đã dèm pha anh trước đó phải câm nín khi anh bước lên thi đấu.
Trong suốt 1 năm sau giải Arnold đó, anh đã tự dùng những lời lẽ hạ thấp đó để làm “động lực” cho mình tập luyện. Lúc đó cân nặng của anh không dưới 102kg. Anh chăm chút rất kĩ vào chế độ ăn uống và tập luyện của mình.
Người huấn luyện viên của anh còn bài “trong anh giống như 1 con kì lân vậy”. Anh sẽ không thể trở nên tuyệt vời như vậy nếu không có ý chí kiên cường. Anh đã thừa nhận những nguyên nhân khiến mình thất bại của mình để đưa ra 1 kế hoạch vượt qua nó.
Dám mơ lớn
Sau khi đoạt được giải Sandow đầu năm 2011, anh đã nghỉ đến việc “sưu tầm” thêm 9 cái nữa. Kỉ lục thuộc về Lee Haney và Ronnie Coleman là 8 giải và chỉ có 13 người đàn ông trong 52 cuộc thi này từng đạt giải này.
Nhưng đạt được giải Sandow khi độ tuổi còn khá trẻ (31 tuổi). Phil Heath cần 1 động lực lớn hơn. Tại sao ta phải nhắm vào 3-4 hoặc 8 chỉ để bằng các “huyền thoại” trước đó. Tại sao không vượt qua luôn là 9 để con số được hoàn hảo hơn ? Anh thậm chí còn muốn làm tròn nó thành 10 nữa cơ.
Thoáng nghe có vẻ nực cười, 10 lần sao! Nhưng anh đang dần khẳng định được lời nói của mình không phải đùa “Tất cả mọi thứ tôi làm là chiến thắng”. Giờ thì gần như mọi thứ đều nằm trong tầm với cho đến năm 2020, đặt ra những mục tiêu to lớn để thử thách bản thân và để trở nên tuyệt vời hơn nữa.
Ngăn ngừa mọi vấn đề có thể xảy ra
Tại giải Mr Olympia 2016, trước khi thi đấu 1 ngày thì bạn gái của anh đã phải xử lý “căn bếp” của khách hạn nơi anh ở cực kỳ kĩ lưỡng. Nghe có vẻ nghiêm trọng quá nhưng thực tế sức đề kháng của những VĐV vào những ngày thi đấu là cực kỳ “nhạy cảm” và thực tế là anh từng đổ bệnh trước cuộc thi Olympia vào năm 2009, do ngộ độc thực phẩm và năm đó anh tuột xuống hạng 5.
Trong 1 giải khác, thức ăn của anh không được mang đến và anh phải mất thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho mình trong quá trình thi khiến phong độ của anh cũng giảm sút.
Kể từ đó, anh luôn phòng ngừa mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra ảnh hưởng đến cuộc thi của mình kể cả đó là điều nhỏ nhất.
Luôn phải chủ động trong mọi tình huống và vạch ra kế hoạch chiến lược rõ ràng để ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn và tất nhiên là cả kế hoạch dự phòng trong trường hợp bất ngờ.
Luôn luôn học hỏi
Mùa hè 2006 chiến thắng ở 2 giải đấu chuyên nghiệp từ từ lắng xuống, một năm sau đó với mùa giải “định mệnh” tại USA đã đưa sự nghiệp của anh lên 1 tầm cao mới.
Trong 1 dịp tình cờ, anh tập luyện lưng cùng với 1 người bạn đó là Jay Cutter. Điều này cũng không hề dễ dàng chút nào. Phil Heath gần như kiệt sức với mức độ tập luyện lưng của Jay Cutter. Và điều đó chỉ ra rằng, dù anh chiến thắng như thế nào thì so với Jay Cutter, anh vẫn chỉ là “tay mơ” mà thôi. Và sau 2 tháng đó thì Jay Cutter đã giành giải vô địch tại giải Mr.O.
Nhờ đó, Phil Heath đã không ngủ quên trên chiến thắng của mình và anh trở nên thực tế hơn. Tìm được điều mình cần làm để có thể thi đấu ở giải Mr O. Anh sẽ không bao giờ ngừng khám phá, không cần biết bạn vươn cao thế nào, hoàn toàn vẫn sẽ có “núi khác” cao hơn bạn.
Cuộc sống như 1 chuyên đề nghiên cứu và chẳng bao giờ chấm dứt vậy, bạn sẽ cần liên tục tìm tòi để hoàn thiện chuyên đề mà mình theo đuổi. Thậm chí 1 người thầy vẫn cần giữ mình là 1 học sinh, luôn luôn có thứ gì mới để học.
Nhìn lại sai lầm của bản thân
Mùa thu năm 2015, Phil Heath tiếp tục giành được giải Sandow thứ 5 của mình, nhưng vẫn như thường lệ, anh và huấn luyện viên của mình là Hany Rambod cùng đánh giá lại những bức ảnh tại cuộc thi và thảo luận lại xem cần cải thiện điều gì, và câu trả lời đó chính là đôi chân.
Cùng xem xét lại đôi chân “khủng” của Big Ramy và Shown Fhoden, 2 đối thủ hàng đầu và cả 2 quyết định lên kế hoạch dành riêng cho những ngày tập chân với cường độ tập luyện 2 lần/tuần cho đôi chân của mình được tăng lên nhiều hơn.
Kết quả là bắp chân của anh đã to lên đáng kể trong lần thi đấu kế tiếp và từ đó về sau, không còn vấn đề gì phải lo lắng cho đôi chân của mình nữa. “Luôn có thứ phải cải thiện, bạn cần phải thành thật với bản thân mình và lắng nghe những đánh giá từ những người có kiến thức để cải thiện điểm yếu của mình. Bằng không, bạn sẽ chỉ thể cải thiện những điểm mạnh và bỏ sót điểm yếu và điều đó chỉ làm vấn đề thêm tồi tệ hơn mà thôi.”
Luôn luôn bình tĩnh
Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng có những cách để ta không trở thành 1 kẻ thua cuộc, ngay cả khi bảng điểm nói khác đi chăng nữa. Điều quan trọng nhất là tránh để cảm xúc ảnh hưởng đến trận đấu. Vào giải 2014, Kai Green gần như tung nắm đấm vào Heath, hành động như thể hiện rõ ràng hơn sự tuyệt vọng vì không thể thắng nổi Heath.
Thực sự thì Phil Heath cũng phải “nuốt bồ hòn” những trận thua sát sao và gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là với Green ở giải Arnold Classic 2010. Chấp nhận kết quả với thái độ cởi mở, học hỏi từ thất bại và mở cho mình con đường đi đến vinh quang, giữ vững thái độ để thành công hơn.
Hãy nhớ bạn đến từ đâu
Nếu nói chuyện với anh lâu, chắc chắn bạn sẽ được nghe anh ấy nói về bóng rổ. Trên sân bóng, anh đã học được như thế nào là chiến thắng, mặc dù chỉ cao 175cm nhưng anh thật sự có năng khiếu bóng rổ bẩm sinh.
Anh đã chỉ huy đội bóng ở trường trung học tại bang Washington và chơi cho trường đại học Division I. Bóng rổ là môn đòi hỏi phải tập trung cao độ, bạn cần phải có sự quyết đoán trong sự reo hò của đám đông và nhạo báng tên của mình.
Nhà vô địch Olympia của hiện tại thu nhặt những chỉ dẫn của HLV, kinh nghiệm từ các cuộc thi bóng rổ và khéo léo áp dụng nó vào quá trình chuẩn bị cho các cuộc thi Olympia.
Mọi người đều có những điều học được từ quá khứ, có thể từ HLV, từ giáo viên hay từ ba mẹ, tiêu cực lẫn tích cực. Luôn ghi nhớ mình đã từng gầy, béo, nghèo khổ ra sao và dùng nó như 1 động lực để hướng đến mục tiêu của mình, hình thể hoàn mỹ hơn hay cuộc sống đẹp đẽ hơn.
Tự thúc đẩy bản thân
Nhà vô địch Olympia luyện tập 1 mình. Điều đó có nghĩa Phil Heath phải có nhiệm vụ thức dậy tập luyện, cho dù là trước cuộc thi ở Armbrust Pro Gym hay đang trong kì nghỉ với trang thiết bị có đầy đủ hay không.
Không giống như bóng rổ, anh có thể dựa vào đồng đội, HLV để tạo động lực tập luyện và thi đấu, bodybuilding là một bộ môn thiên về cá nhân nhất trong các môn thể thao. Khi bạn tập luyện thì chỉ có bạn và tạ sắt mà thôi.
Phil Heath từng dùng âm nhạc, những mục tiêu ngắn hạn hay ý chí để chiến thắng thêm một giải Sandow nữa để vượt qua từng mùa thi đấu và giữ vững chế độ tập luyện của mình. Bất cứ điều gì có thể thúc đẩy ý chí được thì bạn cứ sử dụng.
Không ai có thể khiến bạn phá vỡ kỉ lục bản thân hoặc giúp bạn dậy sớm hoàn thành bài Cardio mỗi sáng cả. Bạn phải làm điều đó và làm thật tốt cho chính bản thân bạn.
Luôn luôn khao khát
Khi bạn đã thắng được 6 giải Olympia bạn sẽ dễ dàng tự thỏa mãn cho rằng những gì bạn đạt được là đủ rồi và nó vẫn chỉ là “đủ” thôi, đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ luôn chiến thắng. Bẫy đấy! ba nhà vô địch tiền nhiệm là Ronnie Coleman, Jay Cutter, Dexter Jackson đều đã để mất vị trí vô địch của mình. Phil Heath biết rõ điều đó, lần đầu vô địch, anh đánh bại Jay Cutter khỏi ngôi hoàng.
Nhưng những gì mới thực sự đưa anh trở thành huyền thoại như ngày nay. Vào những năm trước, anh đã cố gắng vất vả để được như Dorian Yates – huyền thoại 6 lần vô địch Olympia – anh có 1 tấm hình lớn của Yates để nhắc nhở anh về tiêu chuẩn mà anh đã từng cố gắng để đạt được.
Và năm nay, anh đã ghi tên mình vào lần thứ 7 vô địch giải Olympia, Heath muốn ghi tên mình thành 1 huyền thoại vĩnh viễn. Bài học là không bao giờ tự mãn, luôn luôn đặt ra mục tiêu cao hơn nữa. Arnold đã từng nói “Với tôi, cuộc sống là phải luôn khao khát, ý nghĩa của cuộc sống không chỉ là tồn tại và sinh tồn mà là luôn tiến về phía trước, để đi lên, để hoàn thành và chinh phục”.